Đơn vị đo chiều dài được sử dụng rộng rãi trong mọi ngóc ngách của cuộc sống, từ học đường, công việc đến sinh hoạt thường ngày. Dù vậy, chưa hẳn ai cũng nắm rõ về bảng đo chiều dài đầy đủ và chính xác nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm bảng đo chiều dài chi tiết, mời bạn cùng Cauhon khám phá bảng đo chiều dài đầy đủ, chính xác và chuẩn nhất trong bài viết này nhé.
I. Khái niệm về đơn vị đo chiều dài
Đơn vị đo chiều dài là phương tiện để đo lường khoảng cách giữa hai điểm, thường không thay đổi theo thời gian. Nó được dùng làm chuẩn để so sánh và đo lường các khoảng cách khác nhau.
II. Bảng đơn vị đo chiều dài chi tiết và chính xác
1. Bảng đơn vị đo chiều dài cơ bản trong hệ mét
Bảng đơn vị đo chiều dài chính xác với các đơn vị đo lường phổ biến nhất trong hệ mét.
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO CHIỀU DÀI
Lớn hơn mét |
Mét |
Nhỏ hơn mét |
||||
Km |
Hm |
dam |
m |
dm |
cm |
mm |
1 Km |
1 Hm |
1 dam |
1 m |
1 dm |
1 cm |
1 mm |
= 10 hm |
= 10 dam |
= 10 m |
= 10 dm |
= 10 cm |
= 10 mm |
|
= 1000 m |
= 100 m |
= 100 cm |
= 100 mm |
|||
= 1000mm |
2. Cách đọc độ dài từ bảng đơn vị đo chiều dài
Cách đọc độ dài của 7 đơn vị đo lường trong bảng đơn vị đo chiều dài như sau:
- Kilometer (ký hiệu là km) – đọc là Ki-lô-mét
- Hectometre (ký hiệu là hm) – đọc là Héc-tô-mét
- Decametre (ký hiệu là dam) – đọc là Đề-ca-mét
- Meter (ký hiệu là m)– đọc là Mét
- Decimetre (ký hiệu là dm)- đọc là Đề-xi-mét
- Centimeter (ký hiệu là cm) – đọc là Cen-ti-mét
- Millimetre (ký hiệu là mm) – đọc là Mi-li-mét
3. Cách quy đổi đơn vị trong bảng đơn vị đo chiều dài chuẩn
Theo bảng đơn vị đo chiều dài chuẩn, thông tin về việc quy đổi các đơn vị đo chiều dài như sau:
- Km (Ki-lô-mét) 1km = 10hm = 1000m
- Hm (Héc-tô-mét) 1hm = 10dam = 100m
- Dam (Đề-ca-mét) 1dam = 10m
- M (Mét) 1m = 10dm = 100cm = 1000mm
- Dm (Đề-xi-mét) 1dm = 10cm = 100mm
- Cm (Xen-ti-mét) 1cm = 10mm
- Mm (Mi-li-mét) (viết tắt là mm)
Do đó, trong bảng đơn vị đo chiều dài, mỗi đơn vị là bằng 10 lần đơn vị liền sau và…
là 1/10 của đơn vị kế tiếp. Bạn có thể sử dụng phương pháp quy đổi đơn vị như sau:
Chuyển từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ
Để chuyển từ một đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ kế tiếp, bạn chỉ cần nhân giá trị cần đổi cho 10.
Ví dụ 1: 5m = ? dm
Ta tính được: 5 x 10 = 50, vậy 5m = 50 dm
Ví dụ 2: 5m = ? cm
Ta thấy: 5 x 10 = 50 dm, 50 x 10 = 500 cm, do đó, 5m = 500 cm
Chuyển từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn
Khi đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn kế tiếp, bạn chỉ cần chia giá trị đó cho 10.
Ví dụ 3: 3000m = ? dam
Ta tính được: 3000 : 10 = 300, vậy 3000m = 300 dam
Ví dụ 4: 3000m = ? km
Ta thấy: 3000 : 10 = 300 dam, tiếp theo 300 : 10 = 30 hm, cuối cùng 30 : 10 = 3 km, do đó 3000m = 3 km
III. Các đơn vị đo chiều dài trong hệ đo lường quốc tế
- Xênnamé
- Yôtamét
- Zêtamét
- Êxamét (1 Em = 1 x 1018 m)
- Pêtamét (1 Pm = 1 x 1015m)
- Têramét (1 Tm = 1 x 1012m)
- Gigamét (1 Gm = 1 × 109 m (1,000,000,000 m))
- Mêgamét (1 Mm = 1 × 106 m (1,000,000 m))
- Kilômét (1 km = 1 × 103 m (1000 m))
- Héctômét (1 hm = 1 x 102m)
- Đềcamét (1 dam = 1 x 10m)
- Mét
- Đêximét (1 dm = 1 × 10-1 m (0.1 m))
- Xăngtimét (1 cm = 1 × 10-2 m (0.01 m))
- Milimét (1 mm = 1 × 10-3 m(0.001 m))
- Micrômét (1 μm= 1 × 10-6 m(0.000001 m))
- Nanômét (1 nm = 1 x 10-9m)
- Picômét (1 pm = 1 x 10-12m)
- Femtômét (1 fm = 1 x 10-15m)
- Atômét (1 am = 1 x 10-18m)
- Zéptômét
- Yóctômét
IV. Đơn vị đo độ dài trong thiên văn học
- Đơn vị thiên văn (AU) (~149 gigamét)
- Năm ánh sáng (~9,46 pêtamét)
- Phút ánh sáng (~18 gigamét)
- Giây ánh sáng (~300 mêgamét)
- Parsec (pc) (~30,8 pêtamét)
- Kilôparsec (kpc)
- Mêgaparsec (Mpc)
- Gigaparsec (Gpc)
- Teraparsec (Tpc)
V. Đơn vị đo độ dài trong vật lý
- Độ dài Planck
- Bán kính Bohr
- Fermi (fm) (= 1 femtômét)
- Angstrom (Å) (= 100 picômét)
- Micrôn (= 1 micrômét)
VI. Đơn vị đo độ dài Anh Mỹ
- Inch (1 in = 2,54 cm)
- Foot (1 ft = 0.3048 m)
- Yard (1 yd = 0,9144 m)
- Dặm Anh (1 dặm = 1609,344 m)
- Fathom (1 fathom = 1,8288 m)
- Furlong (1 furlong = 201,168 m)
- Rod (1 rod = 5,0292 m)
VII. Đơn vị đo độ dài cổ Việt Nam
- Dặm
- Mẫu
- Lý còn được gọi là lí
- Thước (1 mét)
- Tấc (1/10 thước)
- Phân (1/10 tấc)
- Li (1/10 phân)
VIII. Đơn vị đo độ dài trong hàng hải
- Hải lý (1 hải lý = 1852 m)
Trên đây là toàn bộ các đơn vị đo chiều dài hiện có trong hệ đo lường quốc tế hệ mét, đơn vị đo chiều dài trong thiên văn học, đơn vị đo chiều dài trong vật lý, đơn vị đo chiều dài của Anh Mỹ, đơn vị đo chiều dài cổ Việt Nam, và đơn vị đo chiều dài trong lĩnh vực hàng hải. Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các đơn vị đo chiều dài này. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết.